Đoàn Khối Các Cơ Quan Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang
Liên kết website
Số lần đọc: 474

Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, chủ động và tích cực các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ nên kinh tế nước ta những tháng gần đây bước đầu có sự chuyển biến tích cực.

 

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,00%; quý II tăng 4,66%. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đóng góp 1,55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35 điểm phần trăm. Mức tăng trưởng cả ba khu vực sáu tháng đầu năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011 (Tăng trưởng của ba khu vực sáu tháng đầu năm 2011 lần lượt là 3,89%, 5,78% và 6,21%). Trong tổng sản phẩm trong nước sáu tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 37,61%.

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp. Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay chỉ tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4,52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4,03% lên 5,40%.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012

 

 

Tốc độ tăng so với

6 tháng đầu năm trước (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2012
(Điểm phần trăm)

 

6 tháng đầu   năm 2011

6 tháng đầu  năm 2012

Tổng số

5,63

4,38

4,38

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

3,89

2,81

0,48

Công nghiệp và xây dựng

5,78

3,81

1,55

Dịch vụ

6,21

5,57

2,35

 

 

Tổng sản phẩm trong nước sáu tháng năm 2012
 

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

 

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sáu tháng đầu năm theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 110,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 79,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,0%; lâm nghiệp đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% và thuỷ sản đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8%.

   
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sáu tháng năm 2012 theo giá so sánh 1994
 

a. Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay đạt 3124,2 nghìn ha, tăng 27,4 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2011, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1157,7 nghìn ha, tăng 6,2 nghìn ha; các địa phương phía Nam đạt 1966,5 nghìn ha, tăng 21,2 nghìn ha. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 64,8 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 20,3 triệu tấn, tăng 47,8 vạn tấn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất lúa đông xuân của các vùng trong cả nước diễn ra trong những điều kiện khó khăn, thuận lợi riêng.

Lúa đông xuân năm nay tại các địa phương phía Bắc phát triển trong điều kiện không thuận lợi. Diện tích trà lúa đông xuân sớm gặp rét đậm rét hại kéo dài vào thời điểm gieo cấy, nhiều diện tích trà lúa chính vụ chịu ảnh hưởng thời tiết nắng, nóng kéo dài trong thời kỳ đẻ nhánh, sâu bệnh phát sinh tại nhiều địa phương. Năng suất lúa của các địa phương phía Bắc đạt 62,3 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 7213,3 nghìn tấn, giảm 19,2 nghìn tấn. Một số tỉnh có sản lượng lúa đông xuân giảm nhiều là: Thái Bình giảm 18,3 nghìn tấn; Hà Nội giảm 12,2 nghìn tấn; Hải Dương giảm 11 nghìn tấn. Tại các địa phương phía Nam, năng suất và sản lượng lúa đông xuân tăng đều ở các địa phương. Sản lượng lúa đông xuân của các địa phương phía Nam ước tính đạt hơn 13 triệu tấn, tăng 497 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích gieo trồng tăng 21,2 nghìn ha và năng suất tăng 1,8 tạ/ha. Riêng vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng 10,8 triệu tấn, tăng 350,9 nghìn tấn chủ yếu do diện tích tăng 12,8 nghìn ha và năng suất đạt 68,6 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha. Một số địa phương trong vùng có sản lượng lúa tăng cao so với vụ đông xuân trước là: Long An tăng 110,5 nghìn tấn; Trà Vinh tăng 73 nghìn tấn; Kiên Giang tăng 66,2 nghìn tấn; Bạc Liêu tăng 40,8 nghìn tấn.

Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, tính đến trung tuần tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1905,4 nghìn ha lúa hè thu, bằng 94,4% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1653,7 nghìn ha, bằng 100,7%. Tuy nhiên, hiện nay mưa đầu mùa cùng với dịch bệnh đang phát triển mạnh ở các trà lúa là nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất trên phần diện tích trỗ và thu hoạch.

Một số cây trồng khác của vụ đông xuân năm nay đã cơ bản thu hoạch xong, trong đó sản lượng ngô đạt 2,3 triệu tấn, giảm 2,8% so với năm trước; khoai lang đạt 848,3 nghìn tấn, tăng 5,3%; rau đạt 7,9 triệu tấn, tăng 4,2%; đậu tương đạt 81,5 nghìn tấn, giảm 47,3%; lạc đạt 350,1 nghìn tấn, giảm 2,2%. Sản lượng một số cây vụ đông xuân giảm so với cùng kỳ năm trước do thời tiết có mưa nhiều nên nông dân chuyển sang gieo trồng các loại cây ngắn ngày, chi phí đầu vào thấp để bảo đảm quỹ đất gieo cấy lúa đông xuân đúng thời vụ.

Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm đạt khá so với cùng kỳ năm trước do diện tích cho sản phẩm tăng, trong đó sản lượng chè đạt 388,1 nghìn tấn, tăng 2,2%; cao su đạt 277,6 nghìn tấn, tăng 6,3%; hồ tiêu đạt 104,1 nghìn tấn, tăng 3,1%; điều đạt 313,8  nghìn tấn, tăng 0,9%. Sản lượng một số cây ăn quả cũng tăng nhiều như: Sầu riêng tăng 16%; măng cụt tăng 89%; thanh long tăng 18%; vải tăng 15%.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/4/2012, đàn trâu cả nước có 2,7 triệu con, giảm 5,1% so với cùng thời điểm năm 2011; đàn bò có 5,3 triệu con, giảm 7%; đàn bò sữa có 158,4 nghìn con, tăng 0,9%; đàn lợn có 26,7 triệu con, tăng 1,5%; đàn gia cầm có 310,7 triệu con, tăng 5,8%; sản lượng thịt trâu hơi đạt 50,4 nghìn tấn, tăng 3,7%; sản lượng thịt bò hơi đạt 174,8 nghìn tấn, giảm 1,5%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 1,9 triệu tấn, tăng 4,8%; sản lượng thịt gia cầm đạt 439,3 nghìn tấn, tăng 13,7%; sản lượng trứng gia cầm đạt 4,1 triệu quả, tăng 4,6%; sản lượng sữa đạt 2 triệu tấn, tăng 14,2%. Đàn trâu, bò giảm so với cùng thời điểm năm trước chủ yếu do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đầu năm, cùng với diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp dẫn đến thời gian tái đàn chậm. Riêng đàn bò sữa có xu hướng tăng một mặt do không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giá sữa nhìn chung ổn định, mặt khác chăn nuôi bò sữa công nghiệp được đầu tư lớn về công nghệ cao và mô hình gắn kết giữa chế biến và phân phối sản phẩm phát triển mạnh bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Đàn lợn mặc dù tăng nhưng chăn nuôi đang gặp khó khăn do giá thức ăn vẫn ở mức cao, giá thịt lợn hơi lại có xu hướng giảm và dịch bệnh vẫn còn xuất hiện ở một số địa phương. Trong sáu tháng đầu năm, dịch tai xanh trên lợn đã xảy ra tại 125 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng số lợn mắc bệnh là 33,8 nghìn con, gấp 2,2 lầncùng kỳ năm 2011; số con bị tiêu hủy là 21,7 nghìn con, gấp 1,5 lần. Đáng chú ý là đến nay dịch vẫn tiếp tục lây lan trên một số tỉnh, thành phố. Bên cạnh ảnh hưởng của dịch bệnh, một số địa phương sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi lợn làm người tiêu dùng e ngại dẫn đến giá lợn hơi trên thị trường giảm nhiều, do đó người chăn nuôi không có lãi.

Chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi do dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Tuy nhiên, do giá bán sản phẩm chăn nuôi gia cầm giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào vẫn ở mức cao nên chưa khuyến khích người nuôi mạnh dạn mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, thời tiết đang vào mùa nắng nóng gây nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát dịch bệnh cho gia cầm trong thời gian tới.

 

Tính đến ngày 23/6/2012, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên trâu, bò đã được khống chế; dịch tai xanh trên lợn chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bình Dương và Bạc Liêu.

   
Sản xuất vụ đông xuân năm 2012
 

b. Lâm nghiệp

Thời tiết những tháng gần đây có mưa, tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất lâm nghiệp. So với cùng kỳ năm 2011, diện tích rừng trồng tập trung sáu tháng đầu năm ước tính đạt 53,8 nghìn ha, tăng 4,5%; diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 362,8 nghìn ha, bằng 92,2%; diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi tái sinh đạt 931 nghìn ha, bằng cùng kỳ năm 2011; trồng cây phân tán đạt 108,7 triệu cây, tăng 0,6%.

Khai thác lâm sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt sản lượng gỗ khai thác tăng cao do nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng tăng. Giá gỗ nguyên liệu trên thị trường ổn định, đảm bảo có lãi cho người sản xuất. Tính chung sáu tháng, sản lượng gỗ khai thác ước tính đạt 2248,8 nghìn m3, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; củi khai thác 14,6 triệu ste, tăng 2,8%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác nhiều và tăng cao là: Thái Nguyên 62,2 nghìn m3, tăng 139% so với cùng kỳ năm trước; Lâm Đồng 102 nghìn m3, tăng 53%; Quảng Ngãi 160 nghìn m3, tăng 45%; Yên Bái 155 nghìn m3, tăng 38,4%; Quảng Trị 50 nghìn m3, tăng 28%; Phú Thọ 143 nghìn m3, tăng 20,6%.

Công tác phòng chống cháy rừng mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên nhưng do thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài nên cháy rừng vẫn xảy ra ở một số nơi, trọng điểm là các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích rừng bị thiệt hại trong sáu tháng là 2211 ha, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1618 ha, tăng 139,5%. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Lai Châu 501 ha; Long An 108,6 ha; Đà Nẵng 103,6 ha; Lào Cai 99,5 ha; Điện Biên 73,4 ha; Bắc Kạn 68,6 ha; Nghệ An 57,3 ha. Diện tích rừng bị chặt phá là 593 ha, bằng 69,1% cùng kỳ năm 2011. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Đắk Nông 144,8 ha; Lâm Đồng 89,5 ha; Kon Tum 67,5 ha; Sơn La 39 ha; Bắc Kạn 9,8 ha.

c. Thủy sản

Sản lượng thủy sản sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 2649,2 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó cá đạt 2047 nghìn tấn, tăng 5,1%; tôm đạt 237,8 nghìn tấn, tăng 6,2%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng sáu tháng ước tính đạt 1386,8 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1110,3 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 169,6 nghìn tấn, tăng 7%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá do thời tiết thuận lợi, người nuôi phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn và nuôi những loại thủy sản có năng suất, giá trị kinh tế cao. Sản lượng cá tra sáu tháng đạt 600 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù sản lượng cá tra tăng cao nhưng nhìn chung chưa ổn định, đầu năm có nhiều thuận lợi về giá nên người nuôi tập trung mở rộng diện tích thả nuôi, nhưng từ trung tuần tháng Ba gặp một số khó khăn do giá cá tra liên tục giảm, chi phí đầu vào như thuốc, thức ăn, nhiên liệu tăng và đặc biệt vốn sản xuất thiếu. Một số địa phương có sản lượng cá tra tăng là: Trà Vinh tăng 97% so với cùng kỳ năm trước; Bến Tre tăng 57,6%; Đồng Tháp tăng 21,8%; Cần Thơ tăng13%; Vĩnh Long tăng 5,6%. Một số địa phương có sản lượng cá tra giảm là: Kiên Giang giảm 40%; Sóc Trăng giảm 37%An Giang giảm 8%.

Nuôi tôm phát triển khá. Giá tôm nguyên liệu tăng ổn định ở mức cao, diện tích nuôi nhiễm bệnh năm trước được khắc phục và nuôi trở lại kịp thời. Chất lượng con giống được kiểm soát chặt chẽ hơn và thả nuôi đúng lịch thời vụ, cùng với công tác chữa trị và phòng ngừa dịch bệnh khá tốt nên mặc dù trong kỳ có mưa đầu mùa sớm làm tôm bị bệnh môi trường trên diện rộng, nhưng đến nay phần lớn các diện tích bị bệnh đã được khống chế. Sản lượng tôm sú thu hoạch sáu tháng ước tính đạt 110 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; tôm thẻ chân trắng đạt 47 nghìn tấn, tăng 27%. Nuôi trồng các loại cá và thủy sản khác phát triển mạnh. Phong trào nuôi cá rô phi, cá chẽm, cá kèo…tiếp tục được đầu tư trên các đầm phá, hồ đập thủy lợi và ruộng lúa. Nuôi cá hồng, cá mú, cá giò, tu hài, nghêu lụa, sò huyết...phát triển ở các địa phương vùng biển. Nuôi cá lồng bè tăng mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với loại thủy sản nuôi chính là cá diêu hồng, cá bống tượng và cá lóc. 

Sản lượng thuỷ sản khai thác sáu tháng đầu năm ước tính đạt 1262,4 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1185,9 nghìn tấn, tăng 4,7%. Khai thác thủy sản sáu tháng đầu năm tăng khá do thời tiết biển tương đối thuận lợi, một số loài hải sản như cá cơm, cá nục, cá trác, cá hố, cá động, cá ngừ, cá bạc má xuất hiện nhiều trên các ngư trường. Bên cạnh đó, ngư dân tập trung khai thác các loài có giá trị kinh tế cao như: Cá thu, cá chim, cá nụ nên hoạt động ra khơi bám biển của ngư dân mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương đánh bắt tăng khá do người dân áp dụng phương pháp câu mới, trong đó sản lượng của Phú Yên đạt 5,5 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định đạt 5,1 nghìn tấn, tăng 36%.

 

Trong kỳ, các đ


Tin liên quan