Số lần đọc: 69985
“Dân vận khéo” chính là sự đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động của công tác dân vận Đảng nhằm khắc phục bệnh thành tích, hình thức, thay vào đó là mô hình cụ thể, có địa chỉ và có cách làm cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” ___________________
“Dân vận khéo” chính là sự đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động của công tác dân vận Đảng nhằm khắc phục bệnh thành tích, hình thức, thay vào đó là mô hình cụ thể, có địa chỉ và có cách làm cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. I. NHẬN THỨC 1- Nhận thức chung . Trong bài viết về Dân vận đăng trên báo Sự Thật ngày 15/10/1949 Bác Hồ đã chỉ rõ: “...Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Khái niệm “khéo” đi đôi với “thành công”. Việc gì “thành công” cũng hàm chứa yếu tố “dân vận khéo”. Việc càng khó, vận động thành công thì mức độ “khéo” trong công tác vận động càng nỗi bật; hiệu quả, tác dụng càng cao. Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trên từng địa bàn, từng cơ sở, từng cơ quan, đơn vị cần chú ý mức độ khó của từng phần việc, công việc để nâng cao giá trị điển hình và tác dụng nhân rộng. 2- Khái quát về mô hình “Dân vận khéo”. + “Mô hình Dân vận khéo” là phương thức, hình thức tập hợp mới trong công tác vận động quần chúng, phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện đại; xây dựng “Mô hình Dân vận khéo” là một nghiệp vụ dân vận (sáng tạo điển hình và nhân điển hình) rất quan trọng có tính chất quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển phong trào hành động cách mạng của quần chúng. + Mô hình “Dân vận khéo” là mô hình ở cơ sở([1]), hiện chưa định hình rõ nét hoặc mô hình đã có, được cá nhân, tổ chức thực hiện có kết quả; hoặc mô hình có nhiều khó khăn, phức tạp nhiều người cho rằng không thực hiện được, nhưng có cá nhân, tổ chức quyết tâm tìm tòi, sáng tạo, kiên trì thực hiện thành công, được xã hội công nhận, có tác dụng nhân rộng, nhưng hiện chưa được tổng kết đánh giá. + Mô hình được đánh giá là “Khéo” phải có tác dụng cổ vũ, động viên một nhóm người, tổ chức, địa phương, đơn vị khác học tập và làm theo. 3- Một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về nội dung mô hình “Dân vận khéo” - “Mô hình Dân vận khéo” thực chất là khéo tổ chức, thực hiện đồng bộ các hoạt động dân vận của cả hệ thống chính trị nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội; tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thể hiện “ý Đảng hợp lòng dân”. - Dân vận khéo là nắm chặt diễn biến tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội. - Dân vận khéo là nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sáng kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân để đề ra các giải pháp xử lý thích hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị và khéo kết hợp 3 lợi ích: cá nhân, tập thể, Nhà nước. - Dân vận khéo là khéo tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khơi dậy được trách nhiệm công dân, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo trong quần chúng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận để nhân dân tự giác chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước hoặc tự tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và giúp đỡ của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ thiết thực, lợi nhà, ích nước của từng địa phương đơn vị. - Dân vận khéo trở thành mô hình khi cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng có chủ trương chỉ đạo và thực hiện, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội; được đánh giá, rút kinh nghiệm nhân rộng II. HỆ THỐNG, LOẠI HÌNH, TIÊU CHÍ, 1- Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” theo hệ thống - Mô hình “Dân vận khéo” xây dựng theo hệ thống chính trị bao gồm: Khối đảng; khối chính quyền; khối đoàn thể; khối lực lượng vũ trang - Mô hình “Dân vận khéo” xây dựng theo hệ thống ngành, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh. 2- Các loại hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực 2.1- Khéo - trên lĩnh vực vận động nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm...), xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị “xanh-sạch-đẹp”. 2.2- Khéo - trong vận động xã hội hoá giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm; xây dựng tinh thần thi đua trong học tập, rèn luyện; trong xây dựng “gia đình hiếu học”, xây dựng xã hội học tập. 2.3- Khéo - trong việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động chăm sóc gia đình chính sách, người nghèo, người neo đơn, cơ nhỡ, người cao tuổi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam...; trong vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong tôn giáo dân tộc và các nhà hảo tâm tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. 2.4- Khéo - trong phong trào xây dựng khu dân cư tiên tiến, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, vận động tổ chức lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông . 2.5- Khéo - trong xây dựng các loại hình hợp tác phát triển sản xuất, cải tạo điều kiện ăn ở sinh hoạt, nâng cao mức hưởng thụ...; trong đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thi đua làm giàu chính đáng, xoá đói giảm nghèo. 2.6- Khéo - trong việc tham gia thực hiện các khâu vận động tái định cư, đền bù, giải toả khi thực hiện các dự án gặp phải khó khăn, vướng mắc; trong hoà giải các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư (tranh chấp, xích mích, bất hoà trong xóm giềng, gia đình, thân tộc)... 2.7- Khéo - trong xây dựng lực lượng cốt cán trong dân tộc, tôn giáo. 2.8- Khéo - trong xây dựng tổ chức Mặt trận, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng, đoàn viên, hội viên. 2.9- Khéo - trong vận động thực hiện tốt cải cách hành chính, thực hiện phương châm “trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”; trong xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. 2.10- Khéo- trong vận động nhân dân đóng góp xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh... 3- Tiêu chí chung - Mô hình Dân vận khéo được xây dựng và thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trên tất cả các địa bàn: nông thôn, đô thị, hải đảo, cơ quan, đơn vị... - Mô hình Dân vận khéo được hình thành từ các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ở những nơi bức xúc, những việc khó khăn, cấp bách, do làm tốt công tác dân vận đã tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, cách làm sáng tạo, hiệu quả, trở thành một hình mẫu có thể áp dụng ở nhiều địa phương, đơn vị. - Mô hình Dân vận khéo mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, kết hợp hài hoà 3 lợi ích: cá nhân, tập thể, Nhà nước. - Mô hình Dân vận khéo phải có tính bền vững và sức lan tỏa ở cơ sở, địa phương, đơn vị. - Mô hình Dân vận khéo mang tính xã hội hoá cao, do những tổ chức và cá nhân làm chủ thể, nhưng phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo, vận động trực tiếp của một tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng. III. PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP 1- Phương châm. Muốn xây dựng và thực hiện thành công mô hình “Dân vận khéo” cần: - Ý thức luôn dựa vào dân theo phương châm “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” để thực hiện. Khi nảy sinh khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện cũng phải dựa vào dân, dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giải quyết. - Bám và kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tìm mọi cách để làm cho dân hiểu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chủ trương của đảng bộ và chính quyền. Chỉ cho dân thấy những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng và lợi ích của cá nhân họ. Thường xuyên tiếp cận, nắm bắt tình hình cơ sở, hỏi ý kiến, bàn bạc trao đổi với dân để cùng xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp pháp luật hiện hành với điều kiện, khả năng của dân, của cơ sở. - Trong quá trình thực hiện có chú trọng theo dõi, động viên nhau làm, biết phát huy vai trò gương mẫu, nòng cốt của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện. 2- Phương pháp. - Nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ và biến chủ trương, chính sách, pháp luật thành hiện thực. - Thông hiểu các nguyên tắc sáng tạo điển hình và nhân điển hình, công tác tập hợp quần chúng đa dạng. - Người chỉ đạo và trực tiếp làm công tác xây dựng “mô hình Dân vận khéo” phải kiên trì, sáng tạo, có tác phong sâu sát, gần gũi quần chúng; động viên, giúp đỡ tháo gở khó khăn vướng mắc để mô hình đạt hiệu quả. Bản thân phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện. IV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÂN VẬN KHÉO Bước 1: Có chủ trương đúng: Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ sở, đơn vị; nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng của quần chúng; chọn một số nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để tập trung giải quyết (chú ý những vấn đề bức xúc, cấp bách). Bước 2: Hướng dẫn chọn mô hình: Căn cứ nhu cầu thực tế của quần chúng ở địa bàn dân cư như tăng gia sản xuất, phát triển tay nghề, nâng cao tính cạnh tranh, xây dựng hạnh phúc gia đình, vui chơi giải trí, nguyện vọng làm việc thiện của cá nhân ...ở mỗi cơ sở mà chọn nội dung sao cho phù hợp, mỗi nội dung cần có cách chọn khác nhau như: - Đối với mô hình có nội dung giảm nghèo nên chọn những ấp, tổ có thuận lợi, nhiều hộ trung bình, khá giả, số hộ có khả năng thoát nghèo nhiều, thực hiện trước; - Đối với nội dung xây dựng ấp, tổ văn hoá thì chọn những địa điểm thuận lợi, có khả năng thực hiện đạt kết quả trong 1 đến 2 năm; - Đối với nội dung xây dựng mô hình giảm tệ nạn xã hội thì chọn một, hai loại tệ nạn bức xúc nhất, tập trung xây dựng phương pháp vận động, thuyết phục đấu tranh khắc phục trước; sau khi thành công, tiếp tục xây dựng hướng phấn đấu khắc phục tiếp các tệ nạn xã hội còn lại, đến khi không còn tệ nạn xã hội trong địa bàn của mô hình. Tổng kết nhân rộng ra toàn xóm, ấp... - Đối với những nơi có nhiều mặt yếu kém, khó khăn thì chọn 1-2 tiêu chí để tập trung thực hiện trước, các tiêu chi khác thì xây dựng lộ trình thực hiện ở những năm tiếp theo, không cầu toàn, nóng vội... Bước 3: Xây dựng mô hình a) Hướng dẫn cách tiến hành thực hiện mô hình: - Khảo sát địa điểm nơi thực hiện mô hình, xác định những thuận lợi, khó khăn; - Tiến hành bàn bạc, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định các tiêu chí cần đạt được, cách thức, biện pháp thực hiện; - Chọn cán bộ, đoàn viên, hội viên cốt cán ở tại địa bàn, phân công tham gia nòng cốt xây dựng mô hình (giới thiệu vào các chức danh chủ chốt như chủ nhiệm câu lạc bộ, tổ trưởng...); - Phân công cán bộ chịu trách nhiệm phụ trách theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ quá trình xây dựng mô hình; - Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Có cơ chế để quần chúng tham gia bàn bạc một cách rộng rãi, chủ động trong thực hiện. b) Hướng dẫn cách phối hợp: - Tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, đưa kế hoạch thực hiện mô hình của khối Dân vận thành Nghị quyết của Đảng; - Làm tốt công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn của chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể cấp trên; phối hợp tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên nhận thức đúng đắn về yêu cầu xây dựng mô hình nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; - Tranh thủ nguồn kinh phí từ các chương trình dự án từ nhiều kênh khác nhau; tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ..; - Tranh thủ sự hổ trợ tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỷ thuật, dạy nghề; kiến thức về sức khoẻ sinh sản, về bình đẳng giới, về phát triển, hội nhập... Bước 4: Theo dõi kết quả quá trình thực hiện và kiểm tra công nhận mô hình Dân vận khéo: - Thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của mô hình, trên cơ sở các tiêu chí đã đăng ký bằng cách tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động của mô hình từng thời gian, kịp thời biểu dương mặt tích cực, đồng thời có biện pháp giúp đỡ khắc phục các khuyết nhược điểm của mô hình. - Trước đợt tổng kết, căn cứ tiêu chí đã đăng ký và hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá của Ban Dân vận Tỉnh uỷ để tiến hành công tác đánh giá, xét công nhận mô hình Dân vận khéo. Trong việc công nhận mô hình đạt chuẩn Dân Vận khéo cần xem xét kết quả đạt được các tiêu chí và chỉ tiêu (đã đăng ký) một cách dân chủ, khách quan và công bằng. Bước 5: Tổng kết, nhân rộng mô hình: - Định kỳ sơ kết, tổng kết, làm rõ những thành tích cũng như hạn chế, yếu kém về cơ chế, chính sách cũng như trong lãnh chỉ đạo để tăng cường chỉ đạo thời gian sau. - Hình thức nhân rộng điển hình mô hình Dân vận khéo: + Tổ chức nghe giới thiệu trực tiếp sự hình thành và phát triển của mô hình (tại điểm xây dựng mô hình) kết hợp với tham quan thực tế; + Mở hội nghị tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân điển hình. Phụ ghi: Chương trình hội nghị biểu dương, nhân điển hình. * Phần khai mạc - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì hội nghị. * Phần nội dung - Báo cáo khái quát các phong trào thi đua, quá trình hình thành và phát triển của mô hình Dân vận khéo ở địa phương, đơn vị. (15-20 phút), - Giới thiệu các mô hình điển hình trình bày kết quả quá trình hình thành và nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công mô hình, (bài viết sẵn, được duyệt, đảm bảo thời gian cho mỗi báo cáo không quá 15 phút, Thời lượng dành cho phần này 75-90 phút). - Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các mô hình điển hình. (30-40 phút), - Phát biểu ghi nhận thành tích của các mô hình Dân vận khéo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước địa phương, ý kiến chỉ đạo thời gian tới, (15-20 phút) - Phần khen thưởng biểu dương các mô hình Dân vận khéo (20-30 phút) - Phát động thi đua tới để nhân rộng các điển hình Dân vận khéo trong thời gian tới. (10 phút) * Kết thúc hội nghị (10 phút) (Tuỳ theo hội nghị của từng cấp, quy mô biểu dương điển hình mà thời gian hội nghị có thể được tổ chức trong một buổi, hoặc cả ngày; nếu tổ chức hội nghị trong một ngày thì tính toán, phân bổ lại thời gian tiến hành từng phần việc một cách hợp lý). ______________________________ [1] - Cơ sở ở đây bao gồm: là các tổ, đội, phòng, ban thuộc các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc tỉnh, huyện quản lý; các ngành, đoàn thể thuộc xã, phường, thị trấn (xã); các ấp, khóm, khu phố, khu vực (ấp), các tổ nhân dân tự quản, tổ dân vận ấp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, các chi đoàn, chi hội, tổ hội, tổ chức xã hội - từ thiện...
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” ___________________
“Dân vận khéo” chính là sự đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động của công tác dân vận Đảng nhằm khắc phục bệnh thành tích, hình thức, thay vào đó là mô hình cụ thể, có địa chỉ và có cách làm cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. I. NHẬN THỨC 1- Nhận thức chung . Trong bài viết về Dân vận đăng trên báo Sự Thật ngày 15/10/1949 Bác Hồ đã chỉ rõ: “...Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Khái niệm “khéo” đi đôi với “thành công”. Việc gì “thành công” cũng hàm chứa yếu tố “dân vận khéo”. Việc càng khó, vận động thành công thì mức độ “khéo” trong công tác vận động càng nỗi bật; hiệu quả, tác dụng càng cao. Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trên từng địa bàn, từng cơ sở, từng cơ quan, đơn vị cần chú ý mức độ khó của từng phần việc, công việc để nâng cao giá trị điển hình và tác dụng nhân rộng. 2- Khái quát về mô hình “Dân vận khéo”. + “Mô hình Dân vận khéo” là phương thức, hình thức tập hợp mới trong công tác vận động quần chúng, phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện đại; xây dựng “Mô hình Dân vận khéo” là một nghiệp vụ dân vận (sáng tạo điển hình và nhân điển hình) rất quan trọng có tính chất quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển phong trào hành động cách mạng của quần chúng. + Mô hình “Dân vận khéo” là mô hình ở cơ sở([1]), hiện chưa định hình rõ nét hoặc mô hình đã có, được cá nhân, tổ chức thực hiện có kết quả; hoặc mô hình có nhiều khó khăn, phức tạp nhiều người cho rằng không thực hiện được, nhưng có cá nhân, tổ chức quyết tâm tìm tòi, sáng tạo, kiên trì thực hiện thành công, được xã hội công nhận, có tác dụng nhân rộng, nhưng hiện chưa được tổng kết đánh giá. + Mô hình được đánh giá là “Khéo” phải có tác dụng cổ vũ, động viên một nhóm người, tổ chức, địa phương, đơn vị khác học tập và làm theo. 3- Một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về nội dung mô hình “Dân vận khéo” - “Mô hình Dân vận khéo” thực chất là khéo tổ chức, thực hiện đồng bộ các hoạt động dân vận của cả hệ thống chính trị nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội; tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thể hiện “ý Đảng hợp lòng dân”. - Dân vận khéo là nắm chặt diễn biến tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội. - Dân vận khéo là nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sáng kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân để đề ra các giải pháp xử lý thích hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị và khéo kết hợp 3 lợi ích: cá nhân, tập thể, Nhà nước. - Dân vận khéo là khéo tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khơi dậy được trách nhiệm công dân, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo trong quần chúng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận để nhân dân tự giác chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước hoặc tự tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và giúp đỡ của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ thiết thực, lợi nhà, ích nước của từng địa phương đơn vị. - Dân vận khéo trở thành mô hình khi cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng có chủ trương chỉ đạo và thực hiện, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội; được đánh giá, rút kinh nghiệm nhân rộng II. HỆ THỐNG, LOẠI HÌNH, TIÊU CHÍ, 1- Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” theo hệ thống - Mô hình “Dân vận khéo” xây dựng theo hệ thống chính trị bao gồm: Khối đảng; khối chính quyền; khối đoàn thể; khối lực lượng vũ trang - Mô hình “Dân vận khéo” xây dựng theo hệ thống ngành, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh. 2- Các loại hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực 2.1- Khéo - trên lĩnh vực vận động nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm...), xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị “xanh-sạch-đẹp”. 2.2- Khéo - trong vận động xã hội hoá giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm; xây dựng tinh thần thi đua trong học tập, rèn luyện; trong xây dựng “gia đình hiếu học”, xây dựng xã hội học tập. 2.3- Khéo - trong việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động chăm sóc gia đình chính sách, người nghèo, người neo đơn, cơ nhỡ, người cao tuổi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam...; trong vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong tôn giáo dân tộc và các nhà hảo tâm tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. 2.4- Khéo - trong phong trào xây dựng khu dân cư tiên tiến, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, vận động tổ chức lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông . 2.5- Khéo - trong xây dựng các loại hình hợp tác phát triển sản xuất, cải tạo điều kiện ăn ở sinh hoạt, nâng cao mức hưởng thụ...; trong đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thi đua làm giàu chính đáng, xoá đói giảm nghèo. 2.6- Khéo - trong việc tham gia thực hiện các khâu vận động tái định cư, đền bù, giải toả khi thực hiện các dự án gặp phải khó khăn, vướng mắc; trong hoà giải các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư (tranh chấp, xích mích, bất hoà trong xóm giềng, gia đình, thân tộc)... 2.7- Khéo - trong xây dựng lực lượng cốt cán trong dân tộc, tôn giáo. 2.8- Khéo - trong xây dựng tổ chức Mặt trận, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng, đoàn viên, hội viên. 2.9- Khéo - trong vận động thực hiện tốt cải cách hành chính, thực hiện phương châm “trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”; trong xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. 2.10- Khéo- trong vận động nhân dân đóng góp xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh... 3- Tiêu chí chung - Mô hình Dân vận khéo được xây dựng và thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trên tất cả các địa bàn: nông thôn, đô thị, hải đảo, cơ quan, đơn vị... - Mô hình Dân vận khéo được hình thành từ các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ở những nơi bức xúc, những việc khó khăn, cấp bách, do làm tốt công tác dân vận đã tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, cách làm sáng tạo, hiệu quả, trở thành một hình mẫu có thể áp dụng ở nhiều địa phương, đơn vị. - Mô hình Dân vận khéo mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, kết hợp hài hoà 3 lợi ích: cá nhân, tập thể, Nhà nước. - Mô hình Dân vận khéo phải có tính bền vững và sức lan tỏa ở cơ sở, địa phương, đơn vị. - Mô hình Dân vận khéo mang tính xã hội hoá cao, do những tổ chức và cá nhân làm chủ thể, nhưng phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo, vận động trực tiếp của một tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng. III. PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP 1- Phương châm. Muốn xây dựng và thực hiện thành công mô hình “Dân vận khéo” cần: - Ý thức luôn dựa vào dân theo phương châm “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” để thực hiện. Khi nảy sinh khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện cũng phải dựa vào dân, dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để giải quyết. - Bám và kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tìm mọi cách để làm cho dân hiểu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chủ trương của đảng bộ và chính quyền. Chỉ cho dân thấy những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng và lợi ích của cá nhân họ. Thường xuyên tiếp cận, nắm bắt tình hình cơ sở, hỏi ý kiến, bàn bạc trao đổi với dân để cùng xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp pháp luật hiện hành với điều kiện, khả năng của dân, của cơ sở. - Trong quá trình thực hiện có chú trọng theo dõi, động viên nhau làm, biết phát huy vai trò gương mẫu, nòng cốt của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện. 2- Phương pháp. - Nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ và biến chủ trương, chính sách, pháp luật thành hiện thực. - Thông hiểu các nguyên tắc sáng tạo điển hình và nhân điển hình, công tác tập hợp quần chúng đa dạng. - Người chỉ đạo và trực tiếp làm công tác xây dựng “mô hình Dân vận khéo” phải kiên trì, sáng tạo, có tác phong sâu sát, gần gũi quần chúng; động viên, giúp đỡ tháo gở khó khăn vướng mắc để mô hình đạt hiệu quả. Bản thân phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện. IV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÂN VẬN KHÉO Bước 1: Có chủ trương đúng: Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ sở, đơn vị; nắm bắt tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng của quần chúng; chọn một số nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để tập trung giải quyết (chú ý những vấn đề bức xúc, cấp bách). Bước 2: Hướng dẫn chọn mô hình: Căn cứ nhu cầu thực tế của quần chúng ở địa bàn dân cư như tăng gia sản xuất, phát triển tay nghề, nâng cao tính cạnh tranh, xây dựng hạnh phúc gia đình, vui chơi giải trí, nguyện vọng làm việc thiện của cá nhân ...ở mỗi cơ sở mà chọn nội dung sao cho phù hợp, mỗi nội dung cần có cách chọn khác nhau như: - Đối với mô hình có nội dung giảm nghèo nên chọn những ấp, tổ có thuận lợi, nhiều hộ trung bình, khá giả, số hộ có khả năng thoát nghèo nhiều, thực hiện trước; - Đối với nội dung xây dựng ấp, tổ văn hoá thì chọn những địa điểm thuận lợi, có khả năng thực hiện đạt kết quả trong 1 đến 2 năm; - Đối với nội dung xây dựng mô hình giảm tệ nạn xã hội thì chọn một, hai loại tệ nạn bức xúc nhất, tập trung xây dựng phương pháp vận động, thuyết phục đấu tranh khắc phục trước; sau khi thành công, tiếp tục xây dựng hướng phấn đấu khắc phục tiếp các tệ nạn xã hội còn lại, đến khi không còn tệ nạn xã hội trong địa bàn của mô hình. Tổng kết nhân rộng ra toàn xóm, ấp... - Đối với những nơi có nhiều mặt yếu kém, khó khăn thì chọn 1-2 tiêu chí để tập trung thực hiện trước, các tiêu chi khác thì xây dựng lộ trình thực hiện ở những năm tiếp theo, không cầu toàn, nóng vội... Bước 3: Xây dựng mô hình a) Hướng dẫn cách tiến hành thực hiện mô hình: - Khảo sát địa điểm nơi thực hiện mô hình, xác định những thuận lợi, khó khăn; - Tiến hành bàn bạc, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định các tiêu chí cần đạt được, cách thức, biện pháp thực hiện; - Chọn cán bộ, đoàn viên, hội viên cốt cán ở tại địa bàn, phân công tham gia nòng cốt xây dựng mô hình (giới thiệu vào các chức danh chủ chốt như chủ nhiệm câu lạc bộ, tổ trưởng...); - Phân công cán bộ chịu trách nhiệm phụ trách theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ quá trình xây dựng mô hình; - Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Có cơ chế để quần chúng tham gia bàn bạc một cách rộng rãi, chủ động trong thực hiện. b) Hướng dẫn cách phối hợp: - Tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, đưa kế hoạch thực hiện mô hình của khối Dân vận thành Nghị quyết của Đảng; - Làm tốt công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn của chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể cấp trên; phối hợp tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên nhận thức đúng đắn về yêu cầu xây dựng mô hình nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; - Tranh thủ nguồn kinh phí từ các chương trình dự án từ nhiều kênh khác nhau; tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ..; - Tranh thủ sự hổ trợ tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỷ thuật, dạy nghề; kiến thức về sức khoẻ sinh sản, về bình đẳng giới, về phát triển, hội nhập... Bước 4: Theo dõi kết quả quá trình thực hiện và kiểm tra công nhận mô hình Dân vận khéo: & |