Đoàn Khối Các Cơ Quan Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang
Liên kết website
Số lần đọc: 7365

KẾ HOẠCH

chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo”

tỉnh Kiên Giang (2011-2015)

______________

 

          Căn cứ Quyết định số 278-QĐ/TU, ngày 14-10-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang (2011-2015);

Thực hiện Công văn số 238-CV/TU, ngày 14-10-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị (2011-2015);

          Ban Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch chỉ đạo thực hiện cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận trong hệ thống chính trị; phát huy kết quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thời gian qua; tiếp tục nâng lên nhận thức, trách nhiệm trong hệ thống chính trị về tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng công tác dân vận, khắc phục hạn chế yếu kém trong công tác dân vận của hệ thống chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của  Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

2. Yêu cầu

- Quán triệt tinh thần Công văn số 238-CV/TU ngày 14-10-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tạo sự thống nhất về nhận thức trong hệ thống chính trị các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thường xuyên gắn nhiệm vụ thi đua “Dân vận khéo” với nhiệm vụ công tác dân vận và nhiệm vụ chính trị của các ngành, các cấp.

- Mô hình “Dân vận khéo” các cấp phải được hình thành từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thể hiện quá trình nỗ lực phấn đấu để đạt những kết quả tích cực, đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, tránh hình thức.

- Mô hình “Dân vận khéo” được biểu dương từng cấp, từng ngành phải có tác dụng nhân rộng, thúc đẩy quá trình công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh nhà, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, đơn vị.

- Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân rộng điển hình phù hợp sự phát triển của địa phương, đơn vị.

- Việc xây dựng điển hình “Dân vận khéo” từng cấp, từng ngành, phải bám theo quy trình hướng dẫn của Ban Chỉ đạo tỉnh. Phấn đấu đến cuối năm 2015 tổng kết, biểu dương cấp cơ sở, huyện và cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10).

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

          1. Đối tượng

Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” đối với những tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh gồm:

- Đối với tập thể (chủ yếu là cấp cơ sở và dưới cơ sở): là các tổ, đội, phòng, ban thuộc các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, thuộc tỉnh, huyện quản lý; các ngành, đoàn thể thuộc xã, phường, thị trấn (xã); các ấp, khóm, khu phố, khu vực (ấp), các tổ NDTQ, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, các chi đoàn, chi, tổ hội thuộc ấp…

- Đối với cá nhân: là cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân đang công tác, lao động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung

- Tiếp tục quán triệt nâng lên nhận thức, trách nhiệm trong hệ thống chính trị thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện thường xuyên.

- Tăng cường hơn nữa vai trò phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, hội quần chúng tuyên truyền sâu rộng về mục đích, yêu cầu xây dựng mô hình “Dân vận khéo”, qua đó động viên tổ chức, cá nhân là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện.

- Ban Chỉ đạo, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại địa phương, đơn vị mình, định hướng mục tiêu cần phấn đấu, lĩnh vực cần tập trung xây dựng mô hình “Dân vận khéo” nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính của địa phương, đơn vị.

- Từng cấp khảo sát đánh giá lại các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đã biểu dương năm 2010 chỉ đạo nhân rộng ở những nơi có điều kiện; tiếp cận các mô hình mới, tập trung hướng dẫn chăm bồi trở thành mô hình “Dân vận khéo” đến năm 2015.

3. Thời gian, các bước tiến hành

 Bước 1: Đến cuối năm 2011, các cấp tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011-2015; tiến hành khảo sát thực trạng và hướng dẫn tổ chức đăng ký xây dựng mới mô hình “Dân vận khéo” cấp xã, huyện và tương đương giai đoạn 2011-2015.

 Bước 2: Từ 2012 - 2013, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành chăm bồi, thẩm định, xét chọn; chuẩn bị hội nghị sơ kết biểu dương lần 1 (giai đoạn 2011-2015) mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện và tương đương. Hướng dẫn đăng ký xây dựng mô hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh.

           Bước 3: Từ 2014 - 2015 hướng dẫn đăng ký xây dựng mô hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh, trên cơ sở các mô hình đã được biểu dương khen thưởng ở các cấp năm 2013 và 2015, thẩm định, xét chọn và tổ chức hội nghị tổng kết biểu dương mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện và cơ sở lần 2 tiến tới biểu dương cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống Công tác Dân vận 15-10-2015.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xây dựng quy chế làm việc và hướng dẫn nội dung thực hiện, trực tiếp chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua cấp huyện và tương đương; ban chỉ đạo cấp huyện và tương đương chỉ đạo tổ chức thực hiện trong đảng bộ, chi bộ trực thuộc; ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn và tương đương trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù họp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

- Cấp ủy đảng trực thuộc Tỉnh ủy thành lập ban chỉ đạo, ban chỉ đạo xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại địa phương, đơn vị mình; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện đến năm 2015.

- Ban Chỉ đạo tỉnh chọn huyện Châu Thành làm điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm chung trong quá trình thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; từng cấp chọn điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm phổ biến tại đơn vị, địa phương.

Tải file tại đây


Tin liên quan