Đoàn Khối Các Cơ Quan Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang
Liên kết website
Số lần đọc: 1510

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản                                                                           

a. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc; thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và xuống giống lúa hè thu tại các địa phương phía Nam. Tính đến 15/5/2012, các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy lúa đông xuân, diện tích ước tính đạt 1156,1 nghìn ha, bằng 102,4% vụ đông xuân năm trước. Hiện nay, mặc dù thời tiết cơ bản thuận lợi cho lúa phát triển nhưng nắng nóng cục bộ vào thời điểm cuối tháng Tư đã làm 25 nghìn ha lúa của các địa phương vùng Bắc Trung Bộ bị ảnh hưởng. Đáng chú ý là sâu bệnh đã xuất hiện rải rác ở một số địa phương làm 56 nghìn ha lúa bị nhiễm bệnh, chủ yếu là bệnh khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá và sâu đục thân. Một số địa phương có nhiều diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh là: Ninh Bình 14,8 nghìn ha; Bắc Giang 6 nghìn ha; Thái Nguyên 5,3 nghìn ha; Nghệ An 9,4 nghìn ha... Các địa phương đang tích cực phun thuốc phòng trừ nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh trên diện rộng. Theo đánh giá ban đầu, năng suất lúa đông xuân của các địa phương phía Bắc ước tính đạt 62 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha so với vụ đông xuân 2011; sản lượng đạt 7166,4 nghìn tấn, bằng 98,2%.

Tính đến trung tuần tháng Năm, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1908,4 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 96,7% cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong, sản lượng ước tính đạt 10,8 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm trước do diện tích gieo trồng tăng 0,8% và năng suất tăng 2,5%. Thời tiết nhìn chung thuận lợi nên năng suất và sản lượng lúa đông xuân của các vùng khác đều tăng: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ năng suất tăng 4,2%, sản lượng tăng 11,6%; vùng Tây Nguyên năng suất tăng 8,2%, sản lượng tăng 5,2%; vùng Đông Nam Bộ năng suất tăng 3%, sản lượng tăng 7,5%. Sản lượng lúa đông xuân cả nước năm nay ước tính đạt 20,2 triệu tấn, tăng 427,2 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước.

Cùng với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 1319,4 nghìn ha lúa hè thu, bằng 105,4% cùng kỳ năm trước; trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1227,3 nghìn ha, bằng 106,6%.

Gieo trồng các loại cây hoa màu đang được đẩy nhanh tiến độ tại các địa phương. Tính đến thời điểm trên, cả nước đã gieo trồng được 591,3 nghìn ha ngô, bằng 87,5% cùng kỳ năm trước; 92,8 nghìn ha khoai lang, bằng 94,4%; 167,2 nghìn ha lạc, bằng 93,3%; 58,7 nghìn ha đậu tương, bằng 50,2%; 519,1 nghìn ha rau, đậu, bằng 103,4%.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/4/2012, đàn trâu cả nước có 2,7 triệu con, giảm 5,1% so với cùng thời điểm năm 2011; đàn bò có 5,3 triệu con, giảm 7%; đàn bò sữa có 158,4 nghìn con, tăng 0,9%; đàn lợn có 26,7 triệu con, tăng 1,5%; đàn gia cầm có 310,7 triệu con, tăng 5,8%; sản lượng thịt trâu hơi đạt 50,4 nghìn tấn, tăng 3,7%; sản lượng thịt bò hơi đạt 174,8 nghìn tấn, giảm 1,5%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 1,9 triệu tấn, tăng 4,8%; sản lượng thịt gia cầm đạt 439,3 nghìn tấn, tăng 13,7%. Kết quả điều tra cho thấy, đàn trâu, bò giảm chủ yếu do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đầu năm, cùng với diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp dẫn đến thời gian tái đàn chậm. Tuy nhiên, số trâu giết thịt tăng nên sản lượng thịt trâu hơi tăng so với cùng kỳ năm trước. Riêng đàn bò sữa có xu hướng tăng do không bị ảnh hưởng của dịch bệnh và giá sữa nhìn chung ổn định. Đàn lợn mặc dù tăng nhưng chăn nuôi đang gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm. Đồng thời, dịch tai xanh trên lợn còn xuất hiện ở một số địa phương và có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh khác. Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại việc sử dụng chất cấm tạo nạc xảy ra rải rác tại một số địa phương trong thời gian qua nên việc đầu tư mở rộng quy mô đàn bị ảnh hưởng. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Tuy nhiên, thời tiết đang vào mùa nắng nóng gây nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát dịch bệnh cho gia cầm. Vì vậy, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng, trừ hiệu quả để tránh và hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây nên.

Tính đến ngày 24/5/2012, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên trâu bò đã được khống chế; dịch tai xanh trên lợn chưa qua 21 ngày còn ở Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu và Hoà Bình.

Sản xuất nông nghiệp đến ngày 15 tháng 5 năm 2012

b. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng tập trung tháng Năm ước tính đạt 11,5 nghìn ha, bằng 95,8% cùng kỳ năm 2011; số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 13,1 triệu cây, bằng 99,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 390 nghìn m3, tăng 12,7%; sản lượng củi khai thác đạt 2,64 triệu ste, tăng 2,3%. Tính chung năm tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 39,5 nghìn ha, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 92,5 triệu cây, tăng 2%, sản lượng gỗ khai thác đạt 1821 nghìn m3, tăng 9,9%; sản lượng củi khai thác đạt 12,6 triệu ste, tăng 2,4%.

Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khô hạn nên nhiều địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, đặc biệt các tỉnh Trung bộ và miền núi phía Bắc. Sự bất cẩn của người dân khi săn bắt hoặc khai thác, thu nhặt lâm sản, làm nương rẫy cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng ở một số địa phương. Diện tích rừng bị thiệt hại năm tháng đầu năm là 1165 ha, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm 2011, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1066 ha, gấp 5,3 lần; diện tích rừng bị chặt, phá là 99 ha, bằng 64%.

c. Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng Năm ước tính đạt 528,1 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 417,8 nghìn tấn, tăng 4,2%; sản lượng tôm đạt 43 nghìn tấn, tăng 7%. Tính chung năm tháng đầu năm nay, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2074,5 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1598,6 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 182,7 nghìn tấn, tăng 6,6%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm tháng ước tính đạt 1014,6 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó cá đạt 800,6 nghìn tấn, tăng 4,2%; tôm đạt 129,6 nghìn tấn, tăng 7,9%. Tình hình nuôi trồng thủy sản năm tháng đầu năm nhìn chung tương đối thuận lợi do thời tiết và giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh...tương đối ổn định. Tại các vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến, tỉa thưa thả bù, sản lượng thu hoạch trong tháng đạt khá: Cà Mau đạt 14 nghìn tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011; Bạc Liêu 4 nghìn tấn, tăng 9%.

Trong nuôi trồng tôm, những năm gần đây xuất hiện một số loại bệnh mới ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng. Một số tỉnh có nhiều diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh do chất lượng con giống chưa tốt và mầm mống dịch từ năm trước chưa được xử lý triệt để. Trong đó Sóc Trăng có 17 nghìn ha (chiếm 72% diện tích thả nuôi) bị nhiễm bệnh, Trà Vinh 7,7 nghìn ha (chiếm 35%). Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm năm nay nhìn chung không lây lan rộng như năm trước và phần diện tích nhiễm bệnh của một số địa phương đã được xử lý kịp thời. Nuôi cá tra vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cá tra chưa tăng trở lại, cùng với lượng hàng tồn đọng nhiều chưa xuất khẩu được gây khó khăn cho cả người nuôi và các doanh nghiệp. Sản lượng cá tra trong tháng của một số địa phương như sau: Đồng Tháp đạt 30 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; Cần Thơ đạt 8,1 nghìn tấn, tăng 1,3%; An Giang 22 nghìn tấn, giảm 22%.

Thời tiết biển khá thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác năm tháng đầu năm ước tính đạt 1059,9 nghìn tấn, chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 996 nghìn tấn, tăng 4,2%.

2. Sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến kết quả đạt thấp. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2012 tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung năm tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của năm 2010 và 2011 (tương ứng là 8,7% và 9,2%), trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng 2,1%; công nghiệp chế biến tăng 3,8%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 14,3%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất năm tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Đóng và sửa chữa tàu tăng 153,6%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 39,2%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 18,8%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 18,2%; sản xuất đường tăng 15%; sản xuất, tập trung và phân phối điện tăng 14,8%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 13,8%. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng khá là: Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 10,8%; khai thác, lọc và phân phối nước tăng 9,3%; sản xuất bia tăng 6,4%. Nhiều ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm là: Khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 5,9%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 5,8%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 1,3%; sản xuất thuốc lá tăng 0,8%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 0,3%; sản xuất gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 0,1%; sản xuất đồ uống không cồn giảm 0,2%; khai thác và thu gom than cứng giảm 1,9%; sản xuất giày, dép giảm 5,7%; sản xuất sắt, thép giảm 5,8%; sản xuất xi măng giảm 7,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 11,6%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Vĩnh Phúc tăng 7,7%; Bình Dương tăng 7,3%; Đồng Nai tăng 6,4%; Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 5,6%; Hải Dương tăng 5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 4,7%; Hải Phòng tăng 4,3%; Cần Thơ tăng 3,7%; Đà Nẵng tăng 3,1%; Hà Nội tăng 2,3%.

Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến bốn tháng đầu năm tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất đường tăng 44%; chế biến và bảo quản rau quả tăng 36,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 34,6%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 23,6%; sản xuất gạch, ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 20,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá là: Sản xuất thức ăn gia súc tăng 15,5%; chế biến bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 14,7%; sản xuất các thiết bị gia đình chưa được phân vào đâu tăng 9%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 6,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 5,9%; sản xuất sắt, thép tăng 0,4%; sản xuất thuốc lá, thuốc lào tăng 0,2%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 3,9%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 8,2%; sản xuất giày, dép giảm 9,1%; sản xuất xi măng giảm 10,4%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện giảm 11,6%; sản xuất đồ uống không cồn giảm 20,4%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 25,2%; sản xuất giấy nhăn và bao bì giảm 26,6%.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/5/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 29,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tuy chỉ số tồn kho còn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm dần, từ 34,9% của tháng Ba xuống 32,1% của tháng Tư và 29,4% của tháng Năm.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Chế biến và bảo quản rau quả tăng 123,2%; sản xuất các sản phẩm khác từ plastic tăng 89,1%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 62,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,5%; sản xuất xi măng tăng 52,3%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 51,4%; sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 43,7%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 43,5%; sản xuất mô tô,xe máy tăng 42,3%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 40,7%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 39,7%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 32,3%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng khá là: Sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 10,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9,6%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất giày dép tăng 3,8%; sản xuất sản phẩm bơ sữa tăng 0,3%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 0,2%; sản xuất đồ uống không cồn giảm 1%; sản xuất sắt, thép giảm 5,2%; sản xuất đường giảm 28,1%.

3. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm năm 2012 ước tính đạt 18077 tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 4720 tỷ đồng; vốn địa phương 13357 tỷ đồng. Tính chung năm tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 72994 tỷ đồng, bằng 36,4% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011, gồm có: 

- Vốn trung ương quản lý đạt 19068 tỷ đồng, bằng 37,5% kế hoạch năm và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải đạt 2812 tỷ đồng, bằng 37,7% kế hoạch năm và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1686 tỷ đồng, bằng 34,9% và tăng 7,3%; Bộ Xây dựng 644 tỷ đồng, bằng 35,4% và tăng 9,5%; Bộ Y tế 422 tỷ đồng, bằng 37,9% và tăng 7,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 355 tỷ đồng, bằng 38,1% và tăng 4,3%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 246 tỷ đồng, bằng 38,9% và tăng 4,7%; Bộ Công Thương 164 tỷ đồng, bằng 36,3% và tăng 9,1%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 53926 tỷ đồng, bằng 36,1% kế hoạch năm và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm tháng đầu năm của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 6235 tỷ đồng, bằng 26,1% kế hoạch năm và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2011; thành phố Hồ Chí Minh 5096 tỷ đồng, bằng 32,8% và tăng 10,9%; Đà Nẵng 2544 tỷ đồng, bằng 39,1% và giảm 17,4%; Thanh Hóa 1483 tỷ đồng, bằng 39,5% và tăng 9,3%; Quảng Ninh 1381 tỷ đồng, bằng 33,2% và giảm 8,6%; Bà Rịa-Vũng Tàu 1267 tỷ đồng, bằng 33,5% và giảm 3,8%.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/5/2012 đạt 5329 triệu USD, bằng 68,2% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn đăng ký của 283 dự án được cấp phép mới đạt 4124,2 triệu USD, bằng 58% số dự án và bằng 74,7% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 82 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 1204,8 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm tháng đầu năm ước tính đạt 4,5 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành năm tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3321,5 triệu USD, bao gồm: 2533,9 triệu USD của 127 dự án cấp phép mới và 787,6 triệu USD vốn tăng thêm; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1576,5 triệu USD, bao gồm: 1200,1 triệu USD của 02 dự án cấp phép mới và 376,4 triệu USD vốn tăng thêm; ngành vận tải, kho bãi đạt 182,5 triệu USD của 03 dự án cấp phép mới.

Cả nước có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong năm tháng đầu năm, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1272,7 triệu USD, chiếm 30,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hải Phòng 875,1 triệu USD, chiếm 21,2%; Đồng Nai 611,4 triệu USD, chiếm 14,8%; Quảng Ninh 390,4 triệu USD, chiếm 9,5%; Ninh Bình 184,4 triệu USD, chiếm 4,5%; Khánh Hòa 180,3 triệu USD, chiếm 4,4%; Tiền Giang 152,6 triệu USD, chiếm 3,7%; Hà Nội 110,5 triệu USD, chiếm 2,7%.

Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam năm tháng đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 3170,3 triệu USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 398,6 triệu USD, chiếm 9,7%; Hàn Quốc 219,6 triệu USD, chiếm 5,3%; Hà Lan 106,1 triệu USD, chiếm 2,6%, Xin-ga-po 52,5 triệu USD, chiếm 1,3% v.v.

4. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm tháng đầu năm 2012 ước tính đạt 291,3 nghìn tỷ đồng, đạt 39,3% dự toán năm, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó thu nội địa đạt 38,1% dự toán và tăng 1,9%; thu từ dầu thô đạt 51,4% dự toán, tăng 11,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 36,3% dự toán, tăng 0,5%. Trong thu nội địa, nhiều khoản thu quan trọng có tiến độ thực hiện dự toán chậm và mức tăng thấp so với cùng kỳ năm 2011 như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34% dự toán, tăng 4,5% so với cùng kỳ; thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 35,8% dự toán, tăng 4,6%; thuế bảo vệ môi trường đạt 38,2% dự toán, tăng 9,8%…). Một số khoản vừa có tiến độ thực hiện dự toán chậm, vừa giảm so với cùng kỳ năm trước như: Lệ phí trước bạ đạt 27,5% dự toán, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2011; thu tiền sử dụng đất đạt 31,2% dự toán, giảm 40,7%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm tháng đầu năm 2012 ước tính đạt 338 nghìn tỷ đồng, đạt 37,4% dự toán năm và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 36,7% dự toán và giảm 2,6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 41,8% dự toán và tăng 10,5%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh lương) đạt 38,3% dự toán, tăng 15,4%.

5. Thương mại, giá cả và dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2012 tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 952,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,6%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 732,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,9% tổng mức và tăng 19,5%; khách sạn nhà hàng đạt 108,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 18,6%; dịch vụ đạt 101,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,7% và tăng 34,2%; du lịch đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 23,9%.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Năm ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung năm tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 42,9 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 16,8 tỷ USD, tăng 8,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,1 tỷ USD, tăng 36,9%.

Trong năm tháng đầu năm, kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu đạt mức tăng cao là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 110,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 2,7 tỷ USD, tăng 99,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,1 tỷ USD, tăng 58%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,9 tỷ USD, tăng 150%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 22,6%; xăng dầu đạt 969 triệu USD, tăng 26,5%; sắn và sản phẩm của sắn đạt 707 triệu USD, tăng 29,9%; sản phẩm chất dẻo đạt 624 triệu USD, tăng 23,6%; hạt điều đạt 511 triệu USD, tăng 28,1%; hạt tiêu đạt 409 triệu USD, tăng 42,1%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức kim ngạch tăng khá là: Hàng dệt may đạt 5,3 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2011; giày dép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,3%; thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11,7%. Riêng xuất khẩu dầu thô, gạo và than đá giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, trong đó dầu thô đạt 3 triệu tấn, giảm 9,8% và kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, giảm 0,5%; gạo đạt 2,9 triệu tấn, giảm 12,4% và kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD, giảm 17,2%; than đá đạt 5,8 triệu tấn, giảm 14,4% và kim ngạch đạt 512 triệu USD, giảm 20,4%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm tháng đầu năm 2012, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,4 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011; tiếp đến là EU đạt 7,3 tỷ USD, tăng 21,6%; ASEAN đạt 6,2 tỷ USD, tăng 19,5%; Nhật Bản đạt 5,3 tỷ USD, tăng 41,6%; Trung Quốc đạt 5 tỷ USD, tăng 33,3%; Hàn Quốc đạt 2 tỷ USD, tăng 9%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Năm ước tính đạt 9,8 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2012, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 43,5 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 21,3 tỷ USD, giảm 7,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,2 tỷ USD, tăng 25,3%.

Trong năm tháng đầu năm, một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng so với cùng kỳ là: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,2 tỷ USD, tăng 6,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,5 tỷ USD, tăng 103,4%; sắt thép đạt 2,6 tỷ USD, tăng 2,1%; nguyên phụ liệu dệt may giày, dép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,7%; hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 10,2%; sản phẩm hóa chất đạt 958 triệu USD, tăng 2,1%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: Xăng dầu đạt gần 4 tỷ USD, giảm 13,3%; vải đạt 2,7 tỷ USD, giảm 1,8%; ôtô đạt 845 triệu USD, giảm 36%, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 236 triệu USD, giảm 53,5%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 737 triệu USD, giảm 24,4%; phân bón đạt 496 triệu USD, giảm 13,6%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong năm tháng đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu đạt 10,3 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011; tiếp đến là ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, tăng 0,9%; Hàn Quốc đạt 5,7 tỷ USD, tăng 14,3%; Nhật Bản đạt 4,4 tỷ USD, tăng 14,3%; EU đạt 3,2 tỷ USD, tăng 11,6%; Hoa Kỳ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 4,2%.

Nhập siêu tháng Năm ước tính 700 triệu USD, bằng 7,7% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu năm tháng đầu năm 2012 là 622 triệu USD, bằng 1,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

c. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm tăng 0,18% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất so với mức tăng cùng kỳ của nhiều năm trước[1]. Trong các nhóm hàng hóa dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: Nhóm giao thông tăng cao nhất với 1,32%; tiếp đến là văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,63%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,58%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,43%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,33%. Nhóm giáo dục tăng nhẹ ở mức 0,07%. Các nhóm có chỉ số giá giảm là: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14% (Lương thực giảm 0,54%; thực phẩm giảm 0,26%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,66%); nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,97%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2012 tăng 2,78% so với tháng 12/2011 và tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tháng đầu năm nay tăng 13,3% so với bình quân cùng kỳ năm 2011.

Chỉ số giá vàng tháng 5/2012 giảm 2,17% so với tháng trước; giảm 5,6% so với tháng 12/2011 và tăng 11,78% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2012 tăng 0,06% so với tháng trước; giảm 1% so với tháng 12/2011 và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm 2011.

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá v&a

Tin liên quan